LỊCH SỬ DI TÍCH CẤP TỈNH NHÀ THỜ TIỀN HIỀN MỸ XUYÊN TÂY – THỊ TRẤN NAM PHƯỚC – HUYỆN DUY XUYỆN – TỈNH QUẢNG NAM
Năm 2021 nhà thờ Tiền Hiền Xuyên Tây – thị trấn Nam
Phước được công nhận xếp hạng di tích cấp tỉnh. Quá trình từ đó đến nay bà con
dân làng vinh dự được đón nhận và phấn khởi chung tay bảo tồn di tích.
Ngược dòng lịch sử, cách đây gần 600 năm, vào khoảng
trước năm 1460, làng Mỹ Xuyên Tây được thành lập. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông
chiến thắng Chiêm Thành, lập Thừa Tuyên Quảng Nam từ bờ sông Thu Bồn đến Bình Định.
Năm 1490, Đạo Thừa Tuyên ở Quảng Nam đôi thành xứ Quảng Nam, đến năm 1520 gọi
là trấn Quảng Nam, địa bàn kéo dài từ nam sông Thu Bồn đến Bình Định. Địa bàn
làng Mỹ Xuyên Tây vẫn thuộc huyện Điện Bàn, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa. Đến năm
1604, Nguyễn Hoàng tách huyện Điện Bàn ra khỏi phủ Triệu Phong để thành lập
dinh Quảng Nam thống lĩnh bốn phủ là Điện Bàn, Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn
kéo dài từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông. Trong đó, phủ Thăng Hoa có ba huyện là
Lệ Giang, Hy Giang và Hà Đông, sau đó đổi tên huyện Hy Giang thành Duy Xuyên.
Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), huyện Duy Xuyên với diện
tích rất rộng có 222 làng lớn nhỏ trực thuộc phủ Thăng Hoa. Làng Mỹ Xuyên Tây
thuộc tổng Mậu hòa Trung huyện Duy Xuyên phủ Thăng Hoa.
Trong công cuộc mở nước về phương nam, tổ tiên ta
trong nhiều thế kỷ đã liên tục từ Bắc vào Nam lập nghiệp, vừa mở nước vừa trấn
thủ, tiền hiền khai khẩn hậu hiền khai cơ. Lịch sử vùng đất Mỹ Xuyên Tây, lịch
sử dòng họ đã ghi lại khá đầy đủ hành trình mở nước của cha ông
Vào thời Hậu Lê, chánh đề đốc Hùng Long Hầu Lê Quý
Công là một võ tướng của triều đình, vâng lệnh vua đưa quân vào nam để tăng cường
sức mạnh quân sự ở vùng mới khai phá. Ông chọn đất Mỹ Xuyên để an cư lập nghiệp,
quy dân lập ấp thành xã, huyện. Sau này do điều kiện dân số, quản lý hành chính
nên làng Mỹ Xuyên được chia làm hai đó ranh giới. là: làng Mỹ Xuyên Đông và
làng Mỹ Xuyên Tây, lấy con sông Đào làm
Từ đó đến nay trải qua bao năm tháng thăng trầm biến động
của thời cuộc, nhân dân làng Mỹ Xuyên Tây đã đoàn kết một lòng, tương thân
tương ái, giúp đỡ cùng nhau xây dựng quê hương giàu đẹp như tâm nguyện của các
bậc tiền nhân lúc sinh thời hằng mong muốn.
Cũng như các làng khác trong địa bàn thị trấn, làng Mỹ
Xuyên Tây được hình thành bốn xóm: Mỹ Thành, Mỹ Đô, Mỹ Quang và Mỹ Hòa. Làng Mỹ
Xuyên Tây phía đông giáp làng Mỹ Cựu và đường 610, phía tây được bao bọc bởi
sông Vu Ly (một nhánh của sông Thu Bồn) và làng sông Đào. Hà Mật thuộc thôn Tây
Hà, phía nam giáp làng Mã Châu, phía bắc giáp
Tổng số hộ dân trong làng hiện nay có 1840 hộ, 7027
nhân khẩu, có diện tích tự nhiên 332 ha. Đại đa số nhân dân trong làng sống bằng
nghề giản. nông, buôn bán nhỏ lẻ, các nghề thủ công mỹ nghệ và các dịch vụ đơn
giản.
Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, để phù hợp
với việc quản lý hành chính và sản xuất, được sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp
chính quyền, xóm Mỹ Thành được tách ra thành Xuyên Tây 2. Thôn Xuyên Tây còn lại
3 xóm đó là Mỹ Quang, Mỹ Đô và Mỹ Hòa. Phong tục tập quán của dân làng Xuyên
Tây vẫn giữ được truyền thống đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, tình làng
nghĩa xóm được gắn bó bền chặt, thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng
và pháp luật của nhà nước.
Tuy là một làng được sát nhập và chia tách ranh giới
nhiều lần nhưng người dân làng Mỹ Xuyên Tây vẫn chung sức, chung lòng xây dựng
làng Mỹ Xuyên Tây ngày càng phát triển.
Từ năm 1975 đến năm 1986, làng Mỹ Xuyên Tây thuộc xã
Duy An. Đến ngày 2 tháng 9 năm 1986, do chia tách ranh giới hành chính làng Mỹ
Xuyên Tây được sát nhập về thị trấn Duy Xuyên. Cho đến năm 1994, sau khi thị trấn
Duy Xuyên giải thể, lại một lần nữa làng Mỹ Xuyên Tây được sát nhập về thị trấn
Nam Phước cho đến hôm nay.
Là một làng nằm ngay khu trung tâm chính trị, kinh tế
văn hóa của huyện, làng Mỹ Xuyên Tây dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền,
người dân trong làng đã ra sức thi đua lao động sản xuất, tìm công ăn việc làm,
ổn định cuộc sống thích nghi với khả năng phù hợp với việc mơ rộng các ngành
nghề và thương mại dịch vụ. Đến nay, đã có 100% hộ dân xây dựng nhà ở cơ bản,
dân cư đông đúc, đường làng ngõ xóm được thảm nhựa và bê tông hóa khang trang
sạch đẹp, có điện đường thắp sáng, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, ý thức
người dân trong làng được khơi dậy chuyển biến tốt, trình độ dân trí được nâng
lên, đáp ứng với công cuộc phát triển, xây dựng đô thị ngày càng văn minh hơn.
Có được những thành tựu như hôm nay, có được một di
tích được tỉnh công nhận, người dân làng Xuyên Tây rất vinh dự và tự hào về thế
hệ cha anh đi trước đã dày công xây đắp tạo cơ nghiệp và để lại cho con cháu
các giá trị văn hóa đích thực mà dân làng chúng tôi, những người đang hiện hữu
nơi đây phải biết trân trọng, giữ gìn, phấn đấu xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Trích diễn văn khai mạc lễ hội di tích nhà thờ Tiền hiền Mỹ Xuyên tây