Tuyến đường Ông Ích Khiêm – Nguyễn Thành Hãn
Tuyến đường Ông Ích
Khiêm
Địa Điểm:
Thị trấn Nam Phước
Lý Trình:
Đường Điện Biên Phủ đến đường Nguyễn Thành Hãn
Tóm tắt tiểu sử nhân vật:
Danh thần triều Nguyễn; đỗ Cử nhân năm 1847; có công dẹp
loạn thổ phỉ vùng biên giới phía Bắc.
Tiểu sử nhân vật:
Ông Ích Khiêm sinh ngày 25-1-1829 tại làng Phong Lệ, tổng
Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc phường Hòa Thọ Tây, quận
Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng). Ông đỗ cử nhân khi mới 15 tuổi và làm quan dưới triều
vua Tự Đức, từng giữ các chức như Tiểu phú sứ, Sơn phòng sứ, Tả thị lang Bộ
binh… Ông Ích Khiêm nổi tiếng là người văn võ song toàn, lập nhiều chiến công
hiển hách.
Tháng 9-1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng,
chính thức mở đầu cuộc xâm lăng nước ta. Biết được tài năng quân sự của Ông Ích
Khiêm, triều đình triệu ông về kinh đô Huế phong chức và cử vào Đà Nẵng cùng với
Nguyễn Tri Phương chỉ huy nghĩa binh đánh Pháp. Ông Ích Khiêm chỉ huy quân sĩ
cùng với nhân dân đắp lũy, đào hào, thực hiện “vườn không, nhà trống” quyết
không để quân Pháp tiến sâu vào nội địa. Trước sự ngăn chặn quyết liệt của
nghĩa quân do Nguyễn Tri Phương và Ông Ích Khiêm chỉ huy, âm mưu của thực
dân Pháp đã không thể thực hiện được. Đến năm 1860, Pháp đành phải rút quân khỏi
Đà Nẵng, chuyển vào đánh chiếm Gia Định.
Dù nổi tiếng thanh liêm, tài thao lược quân sự vượt trội
nhưng tính khí nóng nảy, thẳng như ruột ngựa làm không ít người ganh ghét. Khi
giữ chức Binh bộ tả Thị lang ông bị một số kẻ xấu hãm hại và đày vào nhà lao
Bình Thuận. Tại đây, một phần vì phẫn uất, phần vì cuộc sống tù đày khổ cực nên
sức khỏe giảm sút, ông đã qua đời tại nhà ngục Bình Thuận vào tháng 7-1884.
Tuyến đường Nguyễn Thành Hãn
Địa Điểm:
KP
Long Xuyên 2, Thị trấn Nam Phước
Lý Trình:
Đường
Trưng Nữ Vương đến đường Cống Sa
Tóm tắt tiểu sử nhân vật:
Ông
nguyên là Bí thư Phủ ủy lâm thời Duy Xuyên; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng
kiêm Ủy viên liên tỉnh Trung Kỳ.
Tiểu sử nhân vật:
Nguyễn
Thành Hãn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam. Năm 1939, ông bị bắt, bị địch
đày lên Nhà đày Buôn Ma Thuột. Đầu năm 1943, ông cùng anh em tù chính trị lập kế
hoạch vượt ngục nhưng không thành. Ông và các đồng chí Đỗ Ngọc Mai, Văn Diệp và
Nguyễn Liễu bị bọn cai ngục sát hại dã man.