Tuyến đường Điện Biên Phủ - Tôn Đức
Thắng
Tuyến đường Điện Biên Phủ
Địa Điểm:
Thị trấn Nam Phước
Lý Trình:
Cầu Câu Lâu mới đến cầu
Bà Rén mới
Tóm tắt chiến dịch:
Chiến dịch Điện Biên Phủ
diễn ra trong 55 ngày đêm, nhưng các trận đánh không diễn ra liên tục mà được
chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ ngày 13 đến 17-3-1954, quân ta đã tiêu diệt gọn
cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của
tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy
25 máy bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh; Pi rốt, Tư lệnh
pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ bất lực trước pháo binh của ta, đã dùng lựu đạn
tự sát.
Giai đoạn 2: Từ ngày 30-3 đến 30-4-1954, quân ta đồng loạt tiến
công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm; thắt chặt vòng vây, chia cắt, kiểm
soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho Tập đoàn cứ điểm.
Đây là đợt tấn công dai dẳng,
dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc
đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt, tại đồi C1, ta và địch giằng co nhau tới
20 ngày và đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm
Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình
trạng bị động, mất tinh thần cao độ.
Giai đoạn 3: Từ ngày 1 đến 7-5-1954, ta đánh dứt điểm dãy đồi
phía Đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại, bắt sống Tướng De
Castries, kết thúc chiến dịch.
Sau 55 ngày đêm chiến đấu
dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ Tập đoàn cứ điểm
Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô
tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch.
Tuyến Đường Tôn Đức Thắng
Địa Điểm:
Thị trấn Nam Phước
Lý Trình:
Đường Điện Biên Phủ đến
Tóm tắt tiểu sử nhân vật:
Nhà cách mạng; nguyên Bí
thư Xứ ủy Nam Bộ, Trưởng ban Thường trực Quốc hội; Chủ tịch nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa.
Tiểu sử nhân vật:
Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Bí
danh: Thoại Sơn, sinh ngày 20–8-1888, tại làng Mỹ Hòa Hưng, Thành phố Long
Xuyên, tỉnh An Giang. Thân phụ tên là Tôn Văn Đề, thân mẫu tên là Nguyễn Thị
Di. Thành phần gia đình xuất thân: Nông dân.
Trong các năm từ 1906 –
1909, Bác Tôn học tại Trường Kĩ nghệ Viễn Đông. Sau đó, Bác làm công nhân ở
Nhà máy Ba Son của Hải quân Pháp ở Sài Gòn và đã từng tổ chức, lãnh đạo công
nhân bãi công năm 1912 ở Sài Gòn. Năm 1914, Bác bị bắt lính sang Pháp và làm thợ
máy cho một đơn vị Hải quân Pháp. Ngày 19/4/1919, Bác Tôn tham gia cuộc khởi
nghĩa Hắc Hải của hải quân Pháp bảo vệ cách mạng Tháng Mười Nga. Tại đây Bác là
người treo cờ đỏ trên chiến hạm để ủng hộ cách mạng Nga.
Năm 1920, Bác về nước, lập
ra Công hội bí mật ở Sài Gòn; vận động công nhân đấu tranh, tiêu biểu là
cuộc bãi công của công nhân Ba Son (tháng 8 năm 1925). Năm 1927, Bác tham gia Hội
Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Ủy viên Ban Chấp hành Kỳ bộ Nam Kỳ. Năm 1928,
Bác bị thực dân Pháp bắt ở Sài Gòn, kết án 20 năm tù khổ sai, đày ra Côn Đảo
(1930-1945). Tại nhà tù Côn Đảo, Bác Tôn đã chính thức trở thành Đảng viên Đảng
Cộng sản Việt Nam (1930) và luôn tham gia chi uỷ của chi bộ bí mật trong
nhà tù Côn Đảo.
Sau cách mạng Tháng Tám
1945, Bác Tôn Đức Thắng được tự do. Người trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến.
Bác từng giữ những chức vụ quan trọng: Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (1945), Phó
ban Thường trực Quốc hội (1946-1955), Trưởng ban Trưởng ban Thường trực Quốc
hội (1955-1960) tương đương Chủ tịch Quốc hội sau này. Bác Tôn là Đại
biểu Quốc hội liên tục từ khóa Iđến khoá VI, Ủy viên Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ khóa II đến khóa IV.
Về chính quyền, Bác là Bộ
trưởng Bộ Nội vụ (1947); Thanh tra đặc biệt toàn quốc (tháng
8 năm 1947), Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1960-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau
này là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1969-1980).
Về đoàn thể, Bác là
Phó hội trưởng Hội Liên hiệp quốc dân
Việt Nam (1946-1951), Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Mặt trận Liên Việt
(1951-1955), Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955-1977),
Chủ tịch danh dự Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1977-1980).
Bác mất ngày 30-3-1980,
thọ 92 tuổi, trên cương vị Chủ tịch nước. Bác Tôn được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng năm 1958, nhân dịp tròn
70 tuổi và là người đầu tiên được tặng Huân chương này. Tên Bác được đặt
cho một đường phố ở thành phố Odessa, Ukraina vì liên quan đến sự kiện phản chiến ở Hắc Hải.
Thành phố Long Xuyên - quê hương Bác Tôn được vinh dự mang tên Bác - thành phố
Tôn Đức Thắng (thành phố Bác Tôn).