Tuyến đường Điện Biên Phủ - Quang Trung
Tuyến đường Điện Biên
Phủ
Địa Điểm:
Thị trấn Nam Phước
Lý Trình:
Cầu Câu Lâu mới đến cầu Bà Rén mới
Tóm tắt chiến dịch:
Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong 55 ngày đêm,
nhưng các trận đánh không diễn ra liên tục mà được chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ ngày 13 đến 17-3-1954, quân
ta đã tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ
cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên
2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường
Thanh; Pi rốt, Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ bất lực trước pháo binh của
ta, đã dùng lựu đạn tự sát.
Giai đoạn 2: Từ ngày 30-3 đến 30-4-1954,
quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm; thắt chặt
vòng vây, chia cắt, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch
cho Tập đoàn cứ điểm.
Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt
nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao
thông hào. Đặc biệt, tại đồi C1, ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày và đồi A1
giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm
trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất
tinh thần cao độ.
Giai đoạn 3: Từ ngày 1 đến 7-5-1954, ta đánh
dứt điểm dãy đồi phía Đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại, bắt
sống Tướng De Castries, kết thúc chiến dịch.
Sau 55 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo,
quân và dân ta đã đập tan toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và
bắt sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược,
quân trang quân dụng của địch.
Tuyến đường Quang Trung
Địa Điểm:
Thị
trấn Nam Phước
Lý Trình:
Điện
Biên Phủ đến Lê Thiện Trị
Tóm tắt tiểu sử nhân vật:
Anh
hùng dân tộc; người lãnh đạo phong trào Tây Sơn, sáng lập triều Tây Sơn năm
1788; có nhiều công lao trong việc đánh đuổi ngoại xâm, thống nhất đất nước.
Tiểu sử nhân vật:
Quang
Trung (Nguyễn Huệ) (1753-1792): là anh hùng dân tộc, nhà cải cách lớn, em của
Nguyễn Nhạc, anh của Nguyễn Lữ, gốc họ Hồ, thuở nhỏ học với Giáo Hiến. Gặp lúc
Quốc phó Trương Phúc Loan chuyển quyền, nhân dân lầm than cực khổ, ông cùng với
anh lên vùng Tây Sơn thượng đạo xây dựng căn cứ khởi nghĩa. Năm 1771, cả ba anh
em đổi sang họ Nguyễn, dựng cờ chống Trương Phúc Loan tại Tây Sơn hạ đạo (Tây
Sơn - Bình Định). Tháng 3 năm 1776, Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn vương, phong
Nguyễn Huệ là Phụ chính. Năm sau, Nguyễn Huệ được cử vào Gia Định, đánh tan lực
lượng của họ Nguyễn.
Cuối
năm 1784, quân Xiêm do Nguyễn Ánh dẫn đường, kéo vào Gia Định cướp bóc xâm chiếm
nước ta. Nguyễn Huệ bố trí trận phục kích ở Rạch Gầm – Xoài Mút (trên sông Tiền,
tỉnh Tiền Giang). Đêm ngày 18 tháng 1 năm 1785, quản thuỷ và quân bộ do ông trực
tiếp chỉ huy đã đánh tan quân Xiêm, diệt gần 4 vạn tên.
Nhân
đà thắng lợi, tháng 6 năm 1786, ông kéo quân ra Bắc, đánh chiếm Phú Xuân và
vùng Thuận Hoá, Đông Hải (Bình - Trị - Thiên). Tướng Trịnh là Quận công Phạm
Ngô Cầu bị bắt, Quận Công Hoàng Đình Thể chết trận. Đầu tháng 7, Nguyễn Huệ quyết
định đánh ra. Đàng Ngoài, các trấn tướng Nghệ An, Thanh Hoá là Quận công Bùi Thể
Toại, Quận công Tạ Danh Thuỳ đều bỏ chạy.
Ngày
25 tháng 11 năm 1788, ông lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung, làm lễ xuất
quân ra Bắc. Ngày 30 tháng Chạp, Quang Trung hạ đồn Gián Khẩu (Ninh Bình), mồng
3 tết Kỷ Dậu hạ đồn Hà Hồi (Hà Tây), mồng 5 tết (1789) tập trung lực lượng đánh
đồn Ngọc Hỏi và Đống Đa. Chiến trận xảy ra từ sáng đến trưa, mấy vạn quân Thanh
ở Ngọc Hồi bị tiêu diệt, tướng giặc Sâm Nghi Đống ở Đống Đa thắt cổ tự tử; Hứa
Thế Hanh, Thượng Duy Thăng bị giết chết.
Chiêu
Thống cuốn gói chạy về Trung Quốc. 29 vạn quân Thanh xâm lược bị đánh bại
hoàn toàn. Vua Quang Trung ra chiếu khuyến nông, kêu gọi dân lưu tán về quê sản
xuất, khẩn hoang, giảm nhẹ thuế cho dân nghèo. Đồng thời, để kiểm tra hộ khẩu,
ông ra lệnh ai cũng phải mang thẻ “tín bài”, cho đúc tiền Quang Trung để lưu
thông | hàng hoá, lập Viện Sùng chính và cử Nguyễn Thiếp làm Viện trưởng phụ
trách dịch sách Hán ra chữ Nôm để làm tài liệu dạy học. Ông chuẩn bị lập
kinh đô ở Vĩnh Doanh (Vinh, Nghệ An) gọi là Phượng Hoàng trung đô. Ngày
16-9-1792, ông đột ngột mất trong khi mọi cải cách đang được thực hiện. Khi đó
ông mới 39 tuổi.