Tuyến Đường 28 tháng 3 – Tôn Đức
Thắng
Tuyến Đường 28 tháng 3
Địa Điểm:
Thị trấn Nam Phước
Lý Trình:
Đường Huyền Trân Công
Chúa đến đường Hùng Vương
Tóm tắt sự kiện:
Tháng 3-1929, một chi bộ
cộng sản được thành lập ở phố Hàm Long (Hà Nội). Ngày 17-6-1929, những người
tiên tiến trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã đứng ra thành lập Đông
Dương Cộng sản đảng, phát đi Tuyên ngôn và Cương lĩnh của đảng.
Tháng 9-1929, Đảng bộ Cộng
sản tỉnh Quảng Nam được thành lập. Tỉnh ủy lâm thời gồm Phan Văn Định (bí thư)
Phạm Thâm (phó bí thư), Nguyễn Thái (ủy viên).
Ngày 3-2-1930, tại Cửu
Long, gần Hồng Kông, một hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (An Nam Cộng sản
đảng, Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn) do Nguyễn Ái Quốc
chủ trì thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính cương
vắn tắt của đảng Cộng sản nêu rõ nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là “tư sản dân
quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
Ngày 28-3-1930, Ban Chấp hành lâm thời ra thông
cáo về việc thành lập Đảng bộ đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Nam. Tỉnh ủy
lâm thời gồm: Phan Văn Định (Bí thư), Phạm Thâm, Nguyễn Thái. Tổng số đảng viên
trong tỉnh vào cuối năm 1930 lên đến 80 người.
Như vậy là chỉ trong vòng hai tháng sau khi Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời, Đảng bộ tỉnh Quảng Nam được thành lập (28-3-1930) với một
hệ thống tổ chức, lãnh đạo từ tỉnh đến cơ sở bằng con đường phát triển các tổ
chức tiền thân, chủ yếu là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Tuyến Đường Tôn Đức Thắng
Địa Điểm:
Thị trấn Nam Phước
Lý Trình:
Đường Điện Biên Phủ đến
Tóm tắt tiểu sử nhân vật:
Nhà cách mạng; nguyên Bí
thư Xứ ủy Nam Bộ, Trưởng ban Thường trực Quốc hội; Chủ tịch nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa.
Tiểu sử nhân vật:
Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Bí
danh: Thoại Sơn, sinh ngày 20–8-1888, tại làng Mỹ Hòa Hưng, Thành phố Long
Xuyên, tỉnh An Giang. Thân phụ tên là Tôn Văn Đề, thân mẫu tên là Nguyễn Thị
Di. Thành phần gia đình xuất thân: Nông dân.
Trong các năm từ 1906 –
1909, Bác Tôn học tại Trường Kĩ nghệ Viễn Đông. Sau đó, Bác làm công nhân ở
Nhà máy Ba Son của Hải quân Pháp ở Sài Gòn và đã từng tổ chức, lãnh đạo công
nhân bãi công năm 1912 ở Sài Gòn. Năm 1914, Bác bị bắt lính sang Pháp và làm thợ
máy cho một đơn vị Hải quân Pháp. Ngày 19/4/1919, Bác Tôn tham gia cuộc khởi
nghĩa Hắc Hải của hải quân Pháp bảo vệ cách mạng Tháng Mười Nga. Tại đây Bác là
người treo cờ đỏ trên chiến hạm để ủng hộ cách mạng Nga.
Năm 1920, Bác về nước, lập
ra Công hội bí mật ở Sài Gòn; vận động công nhân đấu tranh, tiêu biểu là
cuộc bãi công của công nhân Ba Son (tháng 8 năm 1925). Năm 1927, Bác tham gia Hội
Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Ủy viên Ban Chấp hành Kỳ bộ Nam Kỳ. Năm 1928,
Bác bị thực dân Pháp bắt ở Sài Gòn, kết án 20 năm tù khổ sai, đày ra Côn Đảo
(1930-1945). Tại nhà tù Côn Đảo, Bác Tôn đã chính thức trở thành Đảng viên Đảng
Cộng sản Việt Nam (1930) và luôn tham gia chi uỷ của chi bộ bí mật trong
nhà tù Côn Đảo.
Sau cách mạng Tháng Tám
1945, Bác Tôn Đức Thắng được tự do. Người trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến.
Bác từng giữ những chức vụ quan trọng: Bí thư Xứ ủy Nam Bộ
(1945), Phó ban Thường trực Quốc hội (1946-1955), Trưởng ban Trưởng
ban Thường trực Quốc hội (1955-1960) tương đương Chủ tịch Quốc hội sau
này. Bác Tôn là Đại biểu Quốc hội liên tục từ khóa Iđến
khoá VI, Ủy viên Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ khóa II đến khóa IV.
Về chính quyền, Bác là Bộ
trưởng Bộ Nội vụ (1947); Thanh tra đặc biệt toàn quốc (tháng
8 năm 1947), Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1960-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau
này là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1969-1980).
Về đoàn thể, Bác là
Phó hội trưởng Hội Liên hiệp quốc dân
Việt Nam (1946-1951), Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Mặt trận Liên Việt
(1951-1955), Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955-1977),
Chủ tịch danh dự Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1977-1980).
Bác mất ngày 30-3-1980,
thọ 92 tuổi, trên cương vị Chủ tịch nước. Bác Tôn được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng năm 1958, nhân dịp tròn
70 tuổi và là người đầu tiên được tặng Huân chương này. Tên Bác được đặt
cho một đường phố ở thành phố Odessa, Ukraina vì liên quan đến sự kiện phản chiến ở Hắc Hải.
Thành phố Long Xuyên - quê hương Bác Tôn được vinh dự mang tên Bác - thành phố
Tôn Đức Thắng (thành phố Bác Tôn).