image banner
Tuyến đường Điện Biên Phủ - Lý Tự Trọng
Lượt xem: 9

Tuyến đường Điện Biên Phủ - Lý Tự Trọng

Tuyến đường Điện Biên Phủ

Địa Điểm: 

Thị trấn Nam Phước 

Lý Trình:

Cầu Câu Lâu mới đến cầu Bà Rén mới

Tóm tắt chiến dịch:

Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong 55 ngày đêm, nhưng các trận đánh không diễn ra liên tục mà được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ ngày 13 đến 17-3-1954, quân ta đã tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh; Pi rốt, Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ bất lực trước pháo binh của ta, đã dùng lựu đạn tự sát.

Giai đoạn 2: Từ ngày 30-3 đến 30-4-1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm; thắt chặt vòng vây, chia cắt, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho Tập đoàn cứ điểm.

Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt, tại đồi C1, ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày và đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.

Giai đoạn 3: Từ ngày 1 đến 7-5-1954, ta đánh dứt điểm dãy đồi phía Đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại, bắt sống Tướng De Castries, kết thúc chiến dịch.

Sau 55 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch.

 

 

 

Tuyến đường Lý Tự Trọng

Tuyến đường Lý Tự Trọng

Địa Điểm: 

Thị trấn Nam Phước 

Lý Trình:

Từ đường Điện Biên Phủ đến đường Lê Lợi

Tóm tắt tiểu sử nhân vật: 

Liệt sĩ; Đoàn viên đầu tiên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Tiểu sử nhân vật: 

Anh Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng còn được gọi là Huy sinh ngày 20/10 /1914 quê gốc ở làng Việt Xuyên, xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Anh sinh ra tại làng Bản Mạy, tỉnh NaKhon - Thái Lan. Anh là con trai cụ Lê Hữu Đạt, do không chịu cảnh áp bức- bóc lột của thực dân phong kiến, cụ đã cùng gia đình sang Thái Lan sinh sống và tham gia hoạt động yêu nước. Anh được theo học tại trường do cụ Đặng Thúc Hứa - một sỹ phu yêu nước tổ chức. Anh học rất giỏi và thành thạo tiếng Trung, tiếng Anh và tiếng Thái Lan.

Năm 1926, đồng chí Nguyễn Ái Quốc cử đồng chí Hồ Tùng Mậu đến Thái Lan chọn Anh và một số thiếu niên con em gia đình Việt kiều yêu nước đưa sang Quảng Châu -Trung Quốc học tập để chuẩn bị xây dựng tổ chức Thanh niên Cộng sản ở Việt Nam. Đến Quảng Anh được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lúc này mang tên Lý Thụy. Để đảm bảo bí mật, các thiếu niên đều mang họ Lý coi như người trong một gia tộc, do đó anh Lê Hữu Trọng đổi tên thành Lý Tự Trọng.

Năm 1929, các tổ chức cộng sản ở Việt Nam lần lượt ra đời, Anh được cử về nước hoạt động tại Sài Gòn đảm nhận nhiệm vụ liên lạc cho Xứ ủy Nam Kỳ và Trung ương Đảng, đồng thời được giao nhiệm vụ đặc biệt: vận động tập hợp thanh niên trong các nhà máy, trường học để thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản trong nước.

Ngày 08/02/1931, tại tại quảng trường Lareni-Sài Gòn, các chiến sỹ cách mạng tổ chức một cuộc mít tinh kêu gọi quần chúng đánh đuổi thực dân Pháp. Giữa lúc ấy tên thanh tra mật thám người Pháp Le Grand và bọn quân cảnh đi cùng ập tới. Để cứu đồng chí của mình, Anh bắn chết tên thanh tra mật thám và bị thực dân Pháp bắt.

Bọn chúng dùng mọi thủ đoạn tàn ác tra tấn nhưng với sự kiên trung của người thanh niên cách mạng Anh không khai bất cứ điều gì. Chính quyền bù nhìn của thực dân Pháp đã mở một phiên tòa đại hình để xử một chiến sĩ cộng sản Việt Nam chưa đầy 18 tuổi, Anh bị kết án tử hình. Đứng trước cái chết, Anh không hề run sợ đã chủ động biến phiên tòa của Đế quốc thành một diễn đàn của người chiến sĩ cộng sản, Anh đã nói: “... con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác.”

Nửa đêm ngày 21/11/1931 Thực dân Pháp đã hèn hạ dựng máy chém ở ngay khám lớn Sài Gòn hòng giết Anh trong im lặng, nhưng tấm gương đấu tranh kiên cường bất khuất, anh dũng của Anh đã làm cho kẻ thù khiếp sợ và cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng trong cả nước, mãi ghi dấu ấn vào lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam.

 

 

Tin mới
Thư viện Ảnh
select
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 12
  • Trong tuần: 288
  • Tất cả: 3690

ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ NAM PHƯỚC - TP ĐÀ NẴNG

ĐỊA CHỈ: 468 HÙNG VƯƠNG, XÃ NAM PHƯỚC, TP ĐÀ NẴNG